Buổi giảng #1: Định nghĩa vai trò và trách nhiệm khu vực công
*Joseph E. Stiglitz & Jay K. Rosengard (2015), Chương 1.
Jonathan Gruber (2016), Chương 5.
Vấn đề thảo luận: Chính phủ có nên can thiệp vào việc chống dịch Covid-19, quản lý khẩu trang y tế, trợ cấp tiền cho người dân không?
PHÁT TÌNH HUỐNG #1: ĐƯỜNG HẦM LỚN
Buổi giảng #2: Đo lường quy mô và giới hạn của khu vực công
*Joseph E. Stiglitz & Jay K. Rosengard (2015), Chương 2.
Jonathan Gruber (2016), Chương 6, 7.
Vấn đề thảo luận: Quy mô khu vực công của Việt Nam liệu quá lớn? Liệu khu vực công của Việt Nam có phải đang bị chia nhỏ quá mức (nhiều tỉnh/thành, huyện/xã, bộ/ngành...)?
Buổi giảng #3: Kinh tế chính trị học của khu vực công
*Joseph E. Stiglitz & Jay K. Rosengard (2015), Chương 9.
Jonathan Gruber (2016), Chương 9.
Huỳnh Thế Du và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), Đầu tư công và vấn đề "Ngân sách tôm hùm".
Vấn đề thảo luận: Gần đến kỳ bầu cử, các hoạt động của chính quyền thường chậm lại hay đẩy lên? Tại sao chính quyền Hải Phòng muốn tặng quà cho người dân?
Môn học xem xét vai trò và các lựa chọn can thiệp của chính phủ cũng như chính quyền các cấp vào nền kinh tế nhìn ở phương diện huy động và phân bổ nguồn lực tài chính công. Môn học nhằm mục tiêu trang bị cho học viên các kiến thức (bao gồm lý thuyết, các khuôn khổ phân tích, công cụ, và kinh nghiệm) mang tính nền tảng cho việc phân tích các chính sách liên quan đến quá trình huy động và phân bổ nguồn lực của khu vực công, bao gồm cả sự hiểu biết sâu sắc về vai trò, phạm vi và giới hạn của sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Môn học hướng dẫn học viên vào trọng tâm phân tích, thảo luận những tình huống có tính đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội, vận dụng các nguyên lý nhằm đưa ra sự lựa chọn và quyết định phù hợp; học hỏi kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và chuyển đổi, trong việc thiết kế và lựa chọn chính sách của khu vực công; hiểu biết các chính sách phân cấp và trợ cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền. Ngoài ra môn học còn cung cấp cho học viên các công cụ và khuôn khổ phân tích, đánh giá các chương trình đầu tư và chi tiêu công của chính phủ.
Tựu trung, sau khi kết thúc môn học, học viên được kỳ vọng có được khả năng:
- Nhận biết cơ sở và phạm vi cũng như những giới hạn can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế; phân tích, đánh giá, đo lường tác động hay kết quả của sự can thiệp hay không can thiệp của chính phủ đối với nền kinh tế;
- Vận dụng các khuôn khổ hay công cụ để phân tích, đánh giá các phương án chính sách, đặc biệt là các chính sách chi tiêu công và thảo luận các lựa chọn phù hợp;
- Hiểu biết các phương thức huy động nguồn lực của chính phủ và chính quyền địa phương, đặc biệt là công cụ thuế khóa, phân tích và lựa chọn các phương thức huy động nguồn lực tối ưu;
- Nắm vững các nguyên lý của sự phân cấp, trong đó trọng tâm là phân cấp ngân sách và vấn đề trợ cấp chéo, chia sẻ trách nhiệm cung cấp hàng hóa công giữa chính quyền các cấp.