Phần I: Thiết kế và lựa chọn phương pháp nghiên cứu
1. Giới thiệu khái quát về phương pháp và thiết kế nghiên cứuPhương pháp định tính và định lượngNhững thành tố của thiết kế nghiên cứu
Bài đọc:
- King, Keohane, và Verba (KKV), Chương 1.
- Winston Phan Đào Nguyên (2017). Minh oan cho Petrus Trương Vĩnh Ký về câu "ở với họ mà không theo họ" (http://www.viet-studies.net/PhanDaoNguyen_PetrusKy.htm).
Shively, W. Phillips (2001). "Chapter 2. Political Theories and Research Topics." The Craft of Political Research (5th Edition), Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
De Vaus, David (2001). Research Design in Social Science, Chapter 1.
2. Suy luận mô tả
a. Tri thức và thực tế
b. Mục đích của việc thu thập dữ liệu
c. Suy luận mô tả và tiêu chí đánh giá suy luận mô tả
Bài đọc:
- King, Keohane, và Verba (KKV), Chương 2.
Môn học Phương pháp Nghiên cứu cho Phân tích chính sách được cấu trúc thành hai phần. Phần đầu tiên của môn học sẽ trình bày một số chủ đề cơ bản trong thiết kế và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, cả định tính và định lượng, nhưng chú trọng chủ yếu vào các phương pháp định tính. Kết thúc phần này, học viên sẽ có thể giải thích các khái niệm cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học, phản biện và đánh giá thiết kế nghiên cứu của các bài nghiên cứu chính sách, cũng như thiết kế nghiên cứu của chính mình.
Phần thứ hai của môn học giới thiệu quy trình thực hiện một bài phân tích chính sách, bao gồm từ việc nhận dạng và định dạng một vấn đề chính sách cho tới việc giải quyết vấn đề chính sách ấy. Trong quá trình này, học viên phải xác định phương pháp (chẳng hạn như định tính, định lượng, hay hỗn hợp), nguồn dữ liệu/thông tin, mô hình và công cụ được sử dụng để xây dựng và đánh giá các lựa chọn chính sách khác nhau, và cuối cùng là đưa ra gợi ý chính sách. Môn học kết thúc bằng những hướng dẫn chung về cách viết và trình bày một bài phân tích chính sách sao cho hiệu quả nhất và những cân nhắc đạo đức trong nghiên cứu chính sách, đồng thời thảo luận một số tình huống trong đó có sự xung đột về lợi ích hay giá trị để sinh viên thảo luận.