Giới thiệu môn học: Hình thành 06 nhóm (UBND, HĐND, TCXH)
- Đề cương môn học 10/2019
- Đọc thêm: Tìm hiểu thách thức KT-XH của địa phương hoặc ngành mà học viên quan tâm (Trường cung cấp các bài nghiên cứu: TPHCM, Tây Ninh, Hà Giang)
Pháp luật: Khái niệm và mối quan hệ Pháp luật & Chính sách công
- World Development Report 2017 Chương 3 tr. 84-98 (ưu tiên đọc trước)
- Libby 2012, Chương 1
- Đọc thêm: Phạm Duy Nghĩa 2011, Pháp luật đại cương, Chương 1-2: 9-87
- Xem thêm video Clip: Lê Đăng Doanh (2018): Quá trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp 1999
- Quang Thiện (2005): Hành trình 10 năm một đạo luật
Môn học này đóng góp một phần vào các Chuẩn đầu ra của Chương trình Thạc sĩ chính sách công của FSPPM theo kiểm định của NASPAA (xem ở trên). Cụ thể, sau khi hoàn thành môn học, học viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng, và thái độ sau đây:
- Về kiến thức, học viên đánh giá được các khía cạnh pháp lý của một lựa chọn chính sách (trách nhiệm đưa ra chính sách là của ai, chính sách được thảo luận và phản biện qua những quy trình như thế nào, chính sách phải được thể hiện dưới các hình thức VBPL nào, luật pháp cần được thiết kế ra sao để tránh các lựa chọn chính sách kém hiệu quả, luật pháp góp phần thực hiện, điều chỉnh, dừng, chấm dứt hoặc thay thế chính sách như thế nào).
- Về kỹ năng, học viên rèn luyện các kỹ năng tự nghiên cứu pháp luật, tự tìm ra các vấn đề chính sách-pháp luật, kỹ năng viết các thảo luận chính sách ngắn, kỹ năng thương lượng, thảo luận và thuyết trình nhằm thuyết phục công chúng về dự kiến chính sách mà mình lựa chọn. Học viên cũng nâng cao được khả năng đọc và thảo luận các bài viết bằng tiếng Anh về chủ đề luật & chính sách công.
- Về thái độ, học viên luyện tập khả năng chịu đựng, chủ động làm việc dưới sức ép và tần suất cao, hợp tác và chia sẻ thông tin với đồng nghiệp, cân nhắc sự đa dạng của các lợi ích, cần trọng và hướng tới sự công bằng trong các lựa chọn chính sách công.