PHẦN 1: NHẬP MÔN LẬP KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Bài giảng 01: Nhập môn Lập Kế hoạch ngân sách và quản lý tài chính
Bài đọc bắt buộc:
- Lập ngân sách: Dự báo tương lai tài chính công ty, Chương 7, Harvard Business Essentials: Guide to Finance for Managers, Harvard Business School, Ký hiệu: 8768‐PBK‐ENG
- Chiến lược tài chính cho các nhà quản lý công, Kioko & Marlowe, Dẫn nhập (KM, trang 1-7)
Tình huống 01: Bảy bức thư: tình huống quản lý công
Bài đọc bắt buộc:
- Stene, Edwin O. "Bảy bức thư: Tình huống quản lý công," Public Administration Review. Vol. 17, No. 2, pp. 83‐90.
Bài đọc bổ trợ:
- Lưu ý về dự toán ngân sách trong các tổ chức phi lợi nhuận, Robert N., Anthony và Young, David W, HBSP Product Number TCG302
Thuyết trình 01: Một số học viên giới thiệu tổ chức của mình và kế hoạch ngân sách dự kiến
Nộp Bài viết tình huống 01
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bài giảng 02: Báo cáo tài chính
Bài đọc bắt buộc:
- KM, Chương 2
Thuyết trình 02.1: Một số học viên giới thiệu Báo cáo tài chính tổ chức của mình
Bài giảng 03: Phân tích tài chính
Bài đọc bắt buộc:
- KM, Chương 3
Thuyết trình 02.2: Một số học viên phân tích sơ bộ báo cáo tài chính tổ chức của mình
PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ
Bài giảng 04: Phân tích biến động chi phí
Bài đọc bắt buộc:
- KM, Chương 5
- Kaplan (2004), Phân tích biến động và ngân sách linh hoạt, Harvard Business School Publishing Note. 9‐101‐039, c2000
Bài đọc bổ trợ:
- Kaplan (2018), Phân tích biến động chi phí, HBS 9-117-006
Tình huống 02: Công ty phần mềm Software Associates
Bài đọc bắt buộc:
- Tình huống của trường Harvard Business School C 2004 (9‐101-038)
Bài giảng 05: Mô hình chi phí dựa trên hoạt động
Bài đọc bắt buộc:
- Kaplan (2001), Nhập môn kế toán chi phí theo hoạt động, HBS, 9-107- 076
Bài đọc bổ trợ:
- Kaplan, Robert S and Porter, Michael E. "Làm thế nào để giải quyết vấn đề khủng hoảng chi phí chăm sóc sức khỏe" HBR (tháng 9, 2011) - R0801D, https://hbr.org/
- Michael Granof, David Platt và Igor Vaysman, Đại học Texas, (2000), Sử dụng hệ thống chi phí theo hoạt động để quản lý hiệu quả hơn, PricewaterhouseCoopers Endowment for the Business of Government.
Tình huống 03: Tình huống Giao thông ở Somerville: Sử dụng ngân sách dựa trên hoạt động để cải thiện hiệu quả
Bài đọc bắt buộc:
- Tình huống của trường Harvard Kennedy School HKS 718, số 1969.2
Bài đọc bổ trợ:
- Hạch toán chi phí dựa trên hoạt động với yếu tố quyết định chi phí là thời gian, Rober S. Kaplan (2009), HBS 9-106-068
- Biến đổi những khách hàng không mang lại lợi nhuận, Rober S. Kaplan, Steven R. Anderson, Trích từ chương Hạch toán chi phí dựa trên hoạt động với yếu tố quyết định chi phí là thời gian: Lộ trình đơn giản hơn và hiệu nghiệm hơn để có lợi nhuận cao hơn, HBSPC 2007.
PHẦN 4: ĐỔI MỚI LẬP NGÂN SÁCH
Thỉnh giảng: Kiến tập tại EY Việt Nam
Chủ đề: Balanced scorecard - Bảng điểm cân bằng
Quản trị theo mục tiêu - KPIs, OKRs
Xây dựng Mô hình tài chính
Bài đọc bắt buộc:
- Robert Simons (2018): Module 9, xây dựng thẻ điểm cân bằng, HBS 9-117-109
- Kaplan (2001): Quản trị doanh nghiệp phi lợi nhuận New Profit Inc., Harvard Business School, c2001 (9-100-052)
Bài đọc bổ trợ:
- "Bảng điểm cân bằng: Các biện pháp thúc đẩy kết quả thực hiện", Robert S. Kaplan and David P. Norton, https://hbr.org
PHẦN 5: PHÂN BỔ NGÂN QUỸ
Thực hành 01: Tình huống Giao thông ở Somerville: Sử dụng ngân sách dựa trên hoạt động để cải thiện hiệu quả
Bài đọc bắt buộc:
- Tình huống của trường Harvard Kennedy School HKS 718, số 1969.2
Bài giảng 06: Ra quyết định đầu tư và phân bổ ngân quỹ
Bài đọc bắt buộc:
- BMA, 6th: Chương 2, Chương 3 (3.1), Chương 5
- Hoặc BMA, 11th: Chương 2 (2.1), Chương 5
Bài đọc bổ trợ:
- BMA, 6th: Chương 3, Chương 6
- BMA, 11th: Chương 2, Chương 6
PHẦN 6: CHIẾN LƯỢC NGÂN SÁCH
Tình huống 04: Đường vành đai Athens
Bài đọc bắt buộc:
- Tình huống của trường Đại học Virginia UV 1067
Bài đọc bổ trợ:
- Cách tiếp cận mới để tài trợ cho các doanh nghiệp xã hội, A.B Levine,
- B. Kogut, N. Kulatilaka, HBR 2012, https://hbr.org
Bài giảng 07: Balanced scorecard - Bảng điểm cân bằng
Bài đọc bắt buộc:
- KM, Chương 6
- Robert Simons (2018): Module 9, xây dựng thẻ điểm cân bằng, HBS 9- 117-109
- Kaplan (2001): Quản trị doanh nghiệp phi lợi nhuận New Profit Inc., Harvard Business School, c2001 (9-100-052)
- Tình huống của trường Harvard Business School, HBS 9-101-111
Bài đọc bổ trợ:
- "Bảng điểm cân bằng: Các biện pháp thúc đẩy kết quả thực hiện", Robert S. Kaplan and David P. Norton, https://hbr.org
Tình huống 05: Nhà hát nhạc kịch Boston
Bài đọc bắt buộc:
- Tình huống của trường Harvard Business School, HBS 9-101-111
Thuyết trình 03: Các nhóm thuyết trình kế hoạch ngân sách của tổ chức mình
Tình huống 06: Tổng kết môn học
Bài đọc bắt buộc:
- Tình huống Bệnh viện St. Xavier, Harvard Kennedy School, HKS 318
Môn học bắt đầu bằng việc làm quen với các khái niệm cơ bản về lập ngân sách và quản lý tài chính. Học viên sẽ làm quen với ngôn ngữ lập ngân sách, chức năng cơ bản của lập ngân sách, các loại hình ngân sách khác nhau. Thông qua tình huống nhập môn, học viên sẽ định hình những vấn đề trọng yếu cần lưu tâm để việc lên ngân sách và quản lý tài chính đạt hiệu quả.
Phần thứ hai của môn học tập trung vào các khái niệm cơ bản về các báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính của tổ chức công, các tổ chức vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Học viên qua đó sẽ nhận diện sự khác biệt về các báo cáo tài chính cơ bản của mỗi loại hình tổ chức khác nhau.
Phần thứ ba tập trung vào phân tích chi phí, biến động chi phí và mô hình chi phí dựa vào hoạt động. Các nghiên cứu tình huống trong phần này sẽ giúp học viên không chỉ nắm được khái niệm mà còn thực hành xây dựng mô hình, thiết lập kỹ năng thực tiễn.
Phần thứ tư giúp xây dựng kỹ năng, phương pháp ra quyết định đầu tư và tiêu chí phân bổ ngân quỹ. Phần này cũng giới thiệu đến học viên những khái niệm cơ bản về tài chính dự án.
Phần cuối cùng của môn học được dành cho việc vận dụng công cụ quản trị BSC, kết hợp yếu tố định tính và định lượng nhằm đổi mới việc lập ngân sách, thúc đẩy sự tham gia và thiết lập mục tiêu hoạt động hiệu quả hơn.
Các tình huống được sử dụng trong môn học không chỉ mang lại sự đa dạng về các chủ đề liên quan đến lập ngân sách, quản lý tài chính mà cả sự phong phú về loại hình tổ chức, từ chính quyền địa phương, bệnh viện, nhà hát đến doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, ...