Buổi giảng #1 Vai trò và quy mô của khu vực công
*Huỳnh Thế Du (2018), Chương 1
*Joseph E. Stiglitz & Jay K. Rosengard (2015), Chương 1, 2, 3, 7.
PHÁT TÌNH HUỐNG #1: CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI
Buổi giảng #2. Nghiên cứu tình huống: Vai trò và quy mô của khu vực công
*Huỳnh Thế Du (2013), Con đường phát triển của nhân loại (trích từ bài viết" Luận giải về Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN ở Việt Nam", trang 2-11)
NỘP TÌNH HUỐNG #1
PHÁT TÌNH HUỐNG #2: ĐƯỜNG HẦM LỚN
Nội dung của môn học được thiết kế như sau: Phần đầu tiên giới thiệu cơ sở cho sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, bao gồm cơ sở can thiệp, vai trò và quy mô của khu vực công, những đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng, khía cạnh kinh tế chính trị của khu vực công, tìm hiểu lý thuyết lựa chọn công, mô hình đối tác công tư (PPP), từ thất bại nhà nước đến thất bại thị trường. Phần thứ hai phân tích khía cạnh chi tiêu ngân sách bao gồm các chính sách chi tiêu và đầu tư công; các chính sách xã hội của chính phủ như giáo dục, y tế, các chính sách bảo trợ xã hội của chính phủ; sự tham gia của tư nhân trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công; phân tích cân bằng tài khóa và quản lý nợ công; tìm hiểu khung phân tích và khuôn khổ đánh giá hiệu quả chính sách chi tiêu công của chính phủ. Phần thứ ba trình bày vấn đề huy động nguồn lực của chính phủ, phân tích khía cạnh thuế khóa; các lý thuyết về thuế, vấn đề phân bổ gánh nặng thuế giữa các bên có liên quan, khía cạnh hiệu quả kinh tế và lý thuyết thuế tối ưu, vấn đề khuyến khích, ưu đãi và cưỡng chế thuế, vấn đề trở ngại trong cải cách thuế. Phần thứ tư trình bày mối quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền, bao gồm việc tìm hiểu quá trình phân cấp ngân sách và chuyển giao nguồn lực và trợ cấp chéo ngân sách giữa các địa phương; phân tích cấu trúc thu – chi ngân sách của địa phương, vấn đề huy động nguồn lực của địa phương; phân tích nhu cầu và khả năng hợp tác vùng trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công.