Buổi giảng #1: Vai trò và quy mô của khu vực công, đánh đổi hiệu quả với công bằng
*Joseph E. Stiglitz & Jay K. Rosengard (2015), Chương 1, 2, 3, 7.
*Huỳnh Thế Du (2013), Vai trò và bản chất của Nhà nước (trích từ bài viết" Luận giải về Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN ở Việt Nam"), trang 1-14
PHÁT TÌNH HUỐNG #1: ĐƯỜNG HẦM LỚN
Buổi giảng #2: Kinh tế chính trị học của khu vực công và lý thuyết lựa chọn công
*Joseph E. Stiglitz & Jay K. Rosengard (2015), Chương 9.
*Huỳnh Thế Du và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), Đầu tư công và vấn đề "Ngân sách tôm hùm", trang 1-6
Alan Altshuler và David Luberoff (2003), Chương 3, 8.
Xuân Trung – Quang Thiện (2005), Đổ than, Trích đoạn trong Đêm trước Đổi mới, Báo Tuổi Trẻ (sẽ được phát trên lớp)
Môn học xem xét vai trò và các lựa chọn của chính phủ cũng như chính quyền địa phương trong nền kinh tế nhìn ở phương diện huy động và phân bổ nguồn lực của các cấp chính quyền; phân tích những mục tiêu và những tình huống đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội, phân tích nguyên lý đưa ra sự lựa chọn và quyết định. Môn học cũng cung cấp cho học viên các công cụ và khuôn khổ phân tích, đánh giá các chương trình đầu tư và chi tiêu ngân sách của chính phủ.
Cụ thể sau khi kết thúc môn học, học viên được kỳ vọng có được khả năng:
- Hiểu vai trò của khu vực công trong mối quan hệ với thị trường;
- Hiểu rõ các chính sách thu, chi ngân sách và phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền
- Phân tích, đánh giá các phương diện của chính sách tài khóa;
- Tham gia thảo luận và đánh giá chương trình cải cách tài chính công của Chính phủ;
- Áp dụng các nguyên lý tài chính công vào bối cảnh chính sách và thực tiễn của Việt Nam.