Bài giảng 1. Giới thiệu và tổ chức lớp
- United Nations General Assembly. 2015. "Transforming our world: the 2030 Agenda for Sustainable Development, http://www.un.org/ga/search/view_doc.asp?symbol=A/RES/70/1&Lang=E.
- Tham khảo về Chương trình nghị sự 2030: http://www.itdr.org.vn/vi/tin-tuc/khoa-hoc-cong-nghe/1398-chuong-trinh-nghi-su-phat-trien-ben-vung-den-nam-2030-cua-lien-hop-quoc.html
Bài giảng 2. Đo lường và định nghĩa phát triển
- Ravallion, Martin. 1997. "Good and Bad Growth: The Human Development Reports." World Development 25(5): 631-638. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0305750X96001416.
- Xem: chỉ số phát triển con người của UNDP (HDI), http://hdr.undp.org/en/content/human-development-index-hdi.
- [Khuyến khích đọc thêm] (các chỉ báo thay thế GDP), Stiglitz, J., Amartya Sen, and Jean-Paul Fitoussi. 2009. Report by the Commission on the Measurement of Economic Performance and Social Progress. http://ec.europa.eu/eurostat/documents/118025/118123/Fitoussi+Commission+report (Tài liệu này không bắt buộc, học viên được khuyến khích đọc nhanh từ trang 11-18, 'Executive Summary' part).
Ôn tập
Trong thế giới phát triển mạnh về công nghệ và toàn cầu hóa hiện nay, vẫn còn hơn 8 triệu người bị thiếu dinh dưỡng, hơn một tỉ người sống dưới mức 1 USD/ngày và nghèo đói cùng bất bình đẳng vẫn dai dẵng tồn tại bất kể các nỗ lực khắc phục trong những thập niên qua. Môn học này xem xét nguồn gốc tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng, nghèo, và những khía cạnh khác của sự phát triển. Môn học sẽ nghiên cứu các hướng tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực phát triển, dựa vào các công trình nghiên cứu từ kinh tế học, khoa học chính trị, xã hội học, ...các lĩnh vực tranh luận then chốt trong phát triển cũng sẽ được nghiên cứu bao gồm các biến thể của hệ thống tư bản, vai trò của nhà nước, ảnh hưởng của toàn cầu hóa và thương mại quốc tế, và tác động của các lĩnh vực này lên tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo. Phần cuối của môn học sẽ điểm qua những thác thức cụ thể liên quan đến giáo dục, y tế công, phát triển bền vững v.v. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam và các nước đang phát triển sẽ được rút tỉa trong suốt môn học.
Môn học này được xây dựng trên cơ sở các bài giảng và đóng góp của học viên thông qua thảo luận trên lớp và nghiên cứu tình huống. Mục tiêu của môn này là giúp học viên nắm bắt tổng quan về các vấn đề và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực phát triển. Cụ thể, học viên sẽ:
- Hiểu được những tranh luận và vấn đề then chốt trong phát triển
- Hình thành nội dung và chiến lược chính sách phát triển quan trọng cho Việt Nam
- Nắm bắt các phương pháp so sánh để tìm hiểu một cách chiến lược những thực tiễn tốt nhất trong phát triển
- Tăng nhận thức về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và những "thách thức lớn" mà chúng ta đối mặt với gợi ý của cộng đồng quốc tế
- Có những công cụ phân tích cần thiết để mang lại ý nghĩa cho phát triển kinh tế và thay đổi xã hội.