Giới thiệu môn học
Vũ Thành Tự Anh
- KOM, Chương 1
Tổng quan về bức tranh thương mại quốc tế của Việt Nam
Mô hình hấp dẫn và mô thức thương mại quốc tế
Vũ Thành Tự Anh
- KOM, Chương 2
- J.E. Anderson and E. van Wincoop (2003). Gravity with gravitas: A solution to the border puzzle. American Economic Review, 93(1):170-192.
Ôn tập
Đào Thị Ngọc
Phát bài tập 1
Môn học cung cấp cho học viên những lý thuyết thương mại quốc tế cơ bản, giúp học viên hiểu và giải thích chính sách thương mại của các quốc gia, mô thức trao đổi thương mại giữa các nước, các thể chế thương mại quốc tế ở cấp độ toàn cầu, khu vực, và quốc gia, vai trò của hợp nhất kinh tế và GATT/WTO trong việc tháo dỡ các rào cản đối với thương mại quốc tế. Đặc biệt môn học chú trọng vào khả năng phân tích các chính sách thương mại được sử dụng ở các nước phát triển và đang phát triển, khuynh hướng lựa chọn chính sách công nghiệp thay cho chính sách thương mại nhằm hiện thực hóa các lợi thế so sánh ở các quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng thương mại bền vững. Ngoài ra, môn học còn phân tích và đánh giá hoạt động thương mại của Việt Nam và các chính sách nhằm thúc đẩy các hoạt động này.
Với mục tiêu và nội dung như trên, môn học được chia thành hai phần. Phần thứ nhất – "Lý thuyết thương mại quốc tế" – thảo luận giới thiệu các khái niệm và phương pháp chính của thương mại quốc tế và minh họa chúng bằng các ứng dụng thực tế. Trong phần này, học viên sẽ được giới thiệu các mô hình cổ điển như mô hình lợi thế so sánh của David Ricardo, mô hình Heckscher-Ohlin, mô hình thương mại trong điều kiện có lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Phần thứ hai – "Chính sách thương mại quốc tế" – trình bày phân tích có tính so sánh từ góc độ phúc lợi; chính sách thương mại khi thị trường nội địa bị biến dạng; các hiệp định thương mại quốc tế ở cấp độ song phương, vùng, và đa phương; chi phí và lợi ích của việc bảo vệ tỷ giá hối đoái; và những tranh luận hiện nay về chính sách thương mại quốc tế.