Buổi giảng #1: Hai mô hình phát triển
*Chương trình Việt Nam (2008), Lựa chọn Thành công: Bài học từ đông Á và đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam
Perkins (2013), Chương 2-4, Phát triển của đông Á: Các nền tảng và chiến lược.
Buổi giảng #2: Hai mô hình nhà nước
*Acemoglu và Robinson (2012), Chương 2: Những lý thuyết không thuyết phục
*Huỳnh Thế Du (2013), Vì sao nước thịnh nước suy: Một luận giải gần đây.
Buổi giảng #3: Các lý thuyết về phát triển
* Huỳnh Thế Du (2018), Ba trụ cột của sự phát triển
Huỳnh Thế Du (2013), Luận giải Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN ở Việt Nam
NỘP POSTER CỦA NHÓM VỀ QUỐC GIA ĐƯỢC GIAO.
Môn học xem xét việc lựa chọn chính sách và đường hướng phát triển của một số nước châu Á, nhất là các nước đông và đông nam Á, với trọng tâm là thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Các vấn đề chính sách chính gồm giáo dục, cở sở hạ tầng và đô thị hóa, doanh nghiệp và cạnh tranh quốc tế, hệ thống tài chính, hiệu năng của nhà nước và công bằng. Thêm vào đó, các vấn đề về chính sách công nghiệp hóa, tiến trình dân chủ gắn liền với những thành công hay trục trặc cũng được thảo luận trong môn học. Cách tiếp cận của môn học là đưa ra góc nhìn nhiều chiều về các lựa chọn chính sách trong quá trình phát triển của các quốc gia, đặc biệt là những so sánh một cách khách quan giữa các quốc gia trong những bối cảnh giống và khác nhau.
Cụ thể sau khi kết thúc môn học, học viên được kỳ vọng có được khả năng:
- Hiểu được việc lựa chọn chính sách của một số nước châu Á với các nhân tố có khả năng dẫn đến thành công và các nhân tố dẫn đến các trục trặc.
- Có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan đến quá trình phát hay lựa chọn chính sách của các quốc gia.
- Có góc nhìn phê phán trên tinh thần xây dựng về những cơ hội, thách thức và lựa chọn của các quốc gia đứng trước mỗi bối cảnh hay thời khắc khác nhau.