Bài giảng 1. Phân tích Chính sách là gì?
Tầm quan trọng của việc đánh giá và sự khác biệt trong giám sát
- KKS, pp 3-20.
- EGAP, "10 Strategies for Figuring Out if X Caused Y"
Bài giảng 2. Suy luận nhân quả là gì?
Phản thực tế (Counterfactuals) và khung kết quả tiềm năng
- Angrist and Pishke, Introduction.
- KKS, pp. 20-30.
- EGAP, "10 Things You Need to Know about Causal Inference"
Bài giảng 3. Giới thiệu Thử nghiệm Ngẫu nhiên có Kiểm soát (RCTs)
Nhân tố cơ bản trong thực nghiệm và khám phá các thiết kế nghiên cứu
- KKS, pp. 33-38.
- EGAP, "10 Types of Treatment Effects You Should Know About"
- EGAP, "10 Things to Know about External Validity"
Môn học cung cấp cách tiếp cận hệ thống trong đánh giá chính sách từ góc độ nghiên cứu thực tiễn. Môn học sẽ giải thích cơ sở lý luận tại sao việc đánh giá có thể được sử dụng để cung cấp thông tin và cải thiện quá trình thiết kế, triển khai áp dụng chính sách, đánh giá hiệu quả thực hiện, hoặc thiết lập bằng chứng cần thiết cho sự can thiệp chính sách. Khởi đầu là cách tiếp cận mang tính thử nghiệm, được coi là nguyên tắc vàng trong đánh giá chính sách. Mục tiêu chính của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên hóa là xác định liệu một chương trình can thiệp có tác động hay không, hay cụ thể hơn, nhằm định lượng mức độ của tác động. Bản chất của đánh giá tác động là đo lường tính hiệu quả của chính sách can thiệp thông qua so sánh kết quả của những người tham gia chương trình với những người không tham gia. Môn học sẽ cung cấp lý thuyết và yêu cầu thực hành những kỹ năng cơ bản trong việc thiết kế và đánh giá sự can thiệp chính sách. Bài giảng đầu tiên sẽ chú trọng vào mục tiêu và việc tổ chức thiết kế chương trình can thiệp trước khi thảo luận vai trò của thử nghiệm. Các buổi học theo sau sẽ đi vào từng công cụ nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong đánh giá nhằm mô phỏng ý tưởng thử nghiệm (thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên, thử nghiệm khảo sát, hồi quy gián đoạn, phương pháp ghép cặp, khác biệt trong khác biệt). Trong mỗi bài giảng, chúng ta sẽ thảo luận những giả định nền tảng, ước lượng cỡ mẫu và độ tin cậy, và chẩn đoán tính phù hợp của công cụ nghiên cứu với câu hỏi nghiên cứu trong từng trường hợp cụ thể.
Môn học sẽ được thực hiện theo dạng hội thảo. Do hạn chế sử dụng các công cụ toán học trong việc giảng dạy kinh tế lượng, ban giảng viên chọn cách tiếp cận kết hợp hài hoà giữa lý thuyết, thảo luận trên lớp, và ứng dụng trên máy tính. Việc đánh giá môn học sẽ dựa vào việc học viên nhận diện được vấn đề cần có chính sách can thiệp quan trọng, và đề xuất thiết kế phương thức đánh giá lý tưởng cho vấn đề đó. Bài đánh giá cuối môn sẽ là một Kế hoạch Phân tích Sơ bộ, trong đó mô tả chi tiết cách thức thiết kế để đánh giá vấn đề chính sách đã nhận diện.