Email: nghia.pham@fulbright.edu.vn
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa là một chuyên gia về pháp luật ở Việt Nam. Ông tham gia giảng dạy môn Pháp luật và Quản trị Nhà nước, Chính sách công và Phương pháp Nghiên cứu Chính sách công.
Ông là tác giả của nhiều sách giáo khoa và ấn phẩm khoa học về các vấn đề pháp lý và quản trị. Nghiên cứu gần đây của ông tập trung vào quản trị hiệu quả, bao gồm các kiến giải làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào quy trình hoạch định chính sách cũng như làm thế nào để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ.
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa được công chúng rộng rãi biết đến thông qua các phân tích, bình luận thường kỳ trên các tờ báo và phương tiện truyền thông đại chúng hàng đầu của Việt Nam về các chủ đề như quyền cơ bản của công dân, tiếng nói và trách nhiệm giải trình trong quản trị nhà nước, chất lượng thể chế, chế độ pháp quyền và quyền tiếp cận công lý.
Ông có bằng cử nhân và Tiến sỹ luật Đại học Leipzig (CHDC Đức). Ông cũng là học giả Fulbright tại trường Luật, Đại học Harvard và nghiên cứu viên tại Đại học Stanford.
Các môn giảng dạy
- Luật và Chính sách công
- Quản trị nhà nước
Kinh nghiệm học thuật
Lĩnh vực nghiên cứu
- Cải cách Lập pháp và Tư pháp, Cải cách Thể chế, Luật đất đai, Luật tài sản, Quản trị công, Quản trị Địa phương, Dân chủ Tham gia, Truyền thống Khổng giáo trong Quản lý công.
Nghiên cứu hiện tại
- Luật đất đai, Cải cách DNNN, Hợp hiến ở Việt Nam.
Ấn phẩm
Sách
- Pham Duy Nghia, Researching and Writing in Law (Phương pháp nghiên cứu luật học), NXB Cong an nhan dan (Publishers), Hanoi, 2014.
- Pham Duy Nghia, Company Law: Case and Commentaries (Textbook for undergraduate program), VNU Publishers (NXB Dai hoc Quoc gia HN), 2006 (Vietnamese), second edition published in 2009, third edition (2012).
- Pham Duy Nghia, Confucianism and the Law in Vietnam, Tu-Phap Publishers, Hanoi, April 2004, 200 pages, (Vietnamese).
- Pham Duy Nghia, Economic Law: Textbook for Postgraduated Program, Hanoi National University Press, 912 pages, Hanoi, April 2004.
- Pham Duy Nghia, The Development of economic legal framework in Vietnam since the Asian crises, The National Politics Publishers, Hanoi, March [2003], Japanese-Vietnamese.
- Pham Duy Nghia, Vietnamese Business Law in Transition, “The Gioi” Publishers, Hanoi, [2002], 415 pages, (Vietnamese).
- Pham Duy Nghia, Essentials of Vietnam's Business Law, The “The Gioi” Publishers”, Hanoi, January [2001], 178 pages (supported by the Schmidt Foundation, Freehills and Page and the German Embassy in Hanoi).
Các chương trong sách
- Pham Duy Nghia, Confucianism and the Concept of Law in Vietnam, in J. Gillespie and P Nelson, Socialist Transformation in China and Vietnam, Melborne University Press, 2005.
- Pham Duy Nghia, Transplanted Law - An Ideological and Cultural Analysis of Industrial Property Law in Vietnam, in Christopher Heath, Christoph Antons & Michael Blakeney, Intellectual Property Harmonisation within ASEAN and APEC, MAX PLANCK SERIES ON ASIAN INTELLECTUAL PROPERTY LAW 10, Aspen Publishers, 2004, [ISBN: 9041122923].
- Pham Duy Nghia, Exhaustion and Parallel Imports in Vietnam, in Christopher Heath (ed), Parallel Imports in Asia, Kluwer Law International, The Hague, London, New York, 2004 [ISBN 90-411-2114-5].
- Pham Duy Nghia, Technology Transfer Rules in Vietnam, in: Christopher Health and Kung Chung Liu (eds), Technology Transfer Rules in Asia, Kluwer Law International, October [2002] [ISBN 90-411-9830-0].
- Pham Duy Nghia (ed), Understanding US Law in the context of Vietnam’s regional and international economic integration, (Vietnamese); The National Politics Publishers, Hanoi, August [2001] (383 pages).
Bài báo
- Pham Duy Nghia, Do Hai Ha, The Soviet Legality and its Impact on Contemporary Vietnam, in J Gillespie at al., Socialist Law in Socialist East Asia, Cambridge University Press, 2018, pp. 97-133.
- Pham Duy Nghia, From Marx to Market: The Debates on the Economic System in Vietnam’s Revised Constitution, Asian Journal of Comparative Law, Volume 11, Issue 2 , December 2016, pp. 263-285.
- Pham Duy Nghia, Revising the Land Law: Creating Equity for Farmers, Vietnam Law & legal Forum, Vol 17 (196) December 2010, pp 04-08.
- Das neue Wettbewerbsgesetz in Vietnam: Wirtschaftspolitische Hintergründe, Entwicklung und Probleme[The new Competition Law in Vietnam: Background, Development and Issues], WuW, September 2005, pp 704-714.
- Pham Duy Nghia, Commercial Legal Framework in Vietnam since the Asian Crisis: Development and Issues, International Business Lawyer, Vol 32, No 4, August, 2004, pp. 175-181.
- Neue Unternehmensgesetz in Vietnam: Entwicklung, reformfreundliche Bestimmungen und Probleme, Recht der Internationalen Wirtschaft, Heidelberg, [2002], Nr. 12, pp. 912 -917.
Hội nghị & Hội thảo
- 12/ 2019: Hội thảo Liên đoàn Luật Châu Á tại Đại học Osaka (14-16/12/2019). Bài trình bày: Tòa án Hành chính và Cải cách quy trình tố tụng tại Việt Nam.
- 12/ 2019: Chương trình Đào tạo Lãnh đạo Cao cấp Việt Nam (VELP) tại Harvard (02-07/12/2019). Bài trình bày: Những khía cạnh của thực thi pháp luật thông qua hai nghiên cứu tình huống: Cải cách DNNN và Tòa án Hành chính và Cải cách quy trình tố tụng.
- 10/ 2019: Hội thảo tại Trường Chính sách công Crawford (Đại học Quốc gia Úc ở Canberra) ngày 01-04/10/2019. Bài trình bày: Sự xuất hiện của chính phủ hợp hiến tại Việt Nam.
- 2017: Workshop on LICs Navigating Global Banking Standards 7-8 June 2017 at Global Economic Governance Programme, Blavatnik School of Government (Oxford, UK) Presentation: "Basel Standards Adoption in Vietnam".
- 2016: Workshop on LICs & Global Banking Standards 7-8 March 2016 at Global Economic Governance Programme, Blavatnik School of Government (Oxford, UK).
- Presentation: "The Political Economy of Banking Regulation in Indochina and the Role of Global Banking Standards".
- 2015: Midwest Finance Association, MFA 2015 Annual Meeting, March 4- 7, 2015 (Chicago, USA).
- Discussant: “Do Bank Regulation and Supervision Matter? International Evidence from the Recent Financial Crisis” (a paper of James R. Barth, Kangbok Lee and Wenling Lu).
- 2014: Global Economic Governance Programme and the Blavatnik School of Government, High-level rountable on finance, 12th February 2014 (Oxford, United Kingdom), “How are emerging and developing countries affected by monetary and regulatory spillovers from advances economies?”.
Truyền thông
- Trả lời phỏng vấn trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu yêu thích, cải cách thể chế, dân chủ tham gia, quản trị, và chính sách giáo dục bậc cao.
Tư vấn và cố vấn chính sách
- 2019: Thành viên của Ủy ban Án lệ của Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam.
- 4/2009 – 12/2009: Tư vấn quốc gia cho UNDP trong Dự án Cải cách Giáo dục Luật pháp.
- 12/2007- 1/2008: Tư vấn quốc gia cho UNDP trong Dự án Tài chính Công để Rà soát Luật Ngân sách Nhà nước (CEBA, Quốc Hội).
- 5 – 11/2007: Tư vấn cho UNTCAD trong Dự án Quy hoạch điện tử E-Regulation ở Việt Nam để xây dựng cơ sở dữ liệu tương tác cho các nhà đầu tư.
- 5 – 7/2006: Tư vấn quốc gia cho Dự án World Bank: “Quản trị Doanh nghiệp, Đánh giá Quốc gia Việt Nam”.
- 1- 2/2006: Tư vấn quốc gia, Chương trình Nhiệm vụ UNDP rà soát các hoạt động của các nhà quyên góp nhằm củng cố năng lực cho các cơ quan dân cử ở Việt Nam.
- 9- 10/2005: Tư vấn quốc gia, Dự án Giám sát quy định quản lý hệ thống đăng ký kinh doanh tại Việt Nam của ADB và GTZ nhằm hỗ trợ. các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
- 4/2005 – 7/2005: Tư vấn quốc gia, Dự án hợp tác giữa UNDP và ONA Huấn luyện Kỹ năng cho các Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân, Dự án VIE 02-07 “Củng cố năng lực của các cơ quan dân cử tại Việt Nam”.
- 12/2004 – 3/2005: Tư vấn quốc gia trong Dự án Nghiên cứu do WB tài trợ “Quản trị Doanh nghiệp, Đánh giá Quốc gia Việt Nam”.
Hoạt động cộng đồng
- Tham gia các dự án hỗ trợ và cải cách pháp luật do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ cho Chính phủ Việt Nam, các chương trình điều tra về Quản trị công ty do Ngân hàng Thế giới (WB) chủ trì cũng như các hợp tác khác về Quản trị quốc gia.
Hội viên
- Trọng tài viên trong Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VLA).
— Quay lại